Đình làng Đồng Rôm - Nơi hội tụ và lưu giữ nét đẹp văn hóa dân gian

Trong tâm thức người Việt "cây đa, bến nước, sân đình" vẫn vẹn nguyên hình ảnh gợi nên biết bao thân thuộc. Đình làng là nơi hội họp, diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lưu giữ nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp và còn là hiện thân của tình đoàn kết cộng đồng.

 

Đình làng Đồng Rôm, thôn Đồng Rôm, xã Nhữ Hán

Đình làng không chỉ đơn thuần là nơi thờ cúng linh thiêng của cộng đồng, là không gian sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, mà còn là “chứng nhân” của lịch sử, cùng trải qua biết bao thăng trầm, biến cố của thời gian. Vì lẽ đó, bất cứ ai đến đây, đều bị níu chân bởi vẻ đẹp kiến trúc tuy giản đơn, thô mộc nhưng tinh xảo, cổ kính, không bề thế, phô trương mà rất gần gũi, thân thiết. Có thể nói, đình làng không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh, là sợi dây gắn bó cộng đồng, là thiết chế văn hóa tín ngưỡng trong dân gian. Đình Đồng Rôm, xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn là ngôi đình được dựng vào thời Nguyễn (khoảng đầu thế kỷ XIX) để thờ các vị thần Thành hoàng làng Cao Sơn Đại Vương và Mẫu bà Bạch Hoa Công Chúa.

Trải bao thăng trầm biến thiên của lịch sử dân tộc cùng sự tác động của tự nhiên, đến nay ngôi đình Đồng Rôm mà người xưa đã dựng lên để thờ phụng các vị thần Thành hoàng Làng vẫn được nhân dân thôn Đồng Rôm, Gò Chè duy trì.

Qua quá trình nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu chính sử do các triều đại phong kiến để lai cũng như nguồn thư tích cổ. đến nay, vẫn chưa tìm thấy nguồn ghi chép về sự ra đời của đình Đồng Rôm. Việc nghiên cứu cgur yếu dựa trên nguồn văn hóa dân gian được lưu truyền trong Nhân Dân.

Hình ảnh về vị Cao Sơn Đại vương được thờ phụng tại ngôi đình Đồng Rôm được lưu truyền từ đơi này sang đời khác đã được người dân nơi đây khoác lên tấm áo truyền thuyết về một người anh hùng, một vị tướng đã có công giúp vua Hùng Vương đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi đất nước.

Trong không gian văn hóa của vùng trung du miền núi phía Bắc, thần núi là vị thần tối thượng, tối linh, là vị thần bảo trợ cho con người có được một cuộc sống bình yên "Dân khang vật thịnh". Đối với cư dân Lạc Việt tín ngưỡng thờ Sơn thần đã có từ ngàn đời theo quan niện của Tô tem giáo như: Tản Viên Sơn Thánh, Cao Sơn, Quý Minh...đó là các nhiên thần (các vị thần tự nhiên), là những anh hùng văn hóa có  công lao tạo thiên lập địa đã được các sử gia của các triều đại phong kiến thêu dệt nên thành những truyền thuyết ly kỳ và đẩy các vị thánh về cõi xa mờ của lịch sử (đó là tính huyền thoaijhoas lịch sử của nhân vật).

Truyền thuyết về Cao Sơn Đại Vương đã được lưu truyền khá phổ biến trong dân gian vùng Trung du miền núi phía Bắc.

Tương truyền đời vua Hùng Vương thứ 18 (Duệ Vương) đóng đô ở sông Bạch Hạc, Việt Trì lấy quốc hiệu là Văn Lang, Quốc đô hiệu gọi là thành Phong Châu. Vua là vị đại lược hùng tài, thông minh thánh triết kế thừa tổ tông bồi đắp cơ đồ thịnh vượng 17 đời, bên trong tu sửa văn đức, bên ngoài phòng bị biên cương dốc sức hưng bình giữ bình yên trong nước. Lúc đó ở động Lăng Sương, đạo Sơn Tây có ông họ Trương (húy là Long) vợ là Nguyễn Thị Hiền nhà nghèo làm nghề kiếm củi tính tình siêng năng, luôn làm việc thiện. Cả hai vợ chồng đức độ hơn người nhưng tuổi đã cao mà vẫn chưa có con, một đêm vào khoảng canh ba, bà nằm mơ điềm lành, từ đó mang thai. Ngảy 4 tháng Giêng bà sinh ra hai người con trai tư chất thông minh, dung mạo khác lạ. Ông biết đó là thần nhân giáng thế nên vô cùng yêu quý bèn đặt tên hai con là Cao Sơn và Quý Minh. Hai ngài lên 7 tuổi đã đi học, 16 tuổi thì thiên tư cao vợi, học lực thông minh, thuộc lòng binh thư, đứng đầu võ lược... người đời gọi là thần đồng.Năm các ông 22 tuổi thì cha mẹ đều qua đời.

Năm 25 tuổi, hai ông được đạo Sơn Tây tiến cử nhân dịp nhà vua xuống chiếu đến khắp các châu, quận tìm người tài năng, văn võ song toàn, học vấn sâu rộng. Nhà vua nhận thấy tài chí của hai ông Cao Sơn và Quý Minh không ai sánh kịp, sau hai năm đã được phong là chỉ huy sứ tả hữu tướng quân.

Lúc này cơ đồ nhà Hùng có nguy cơ bị giặc xâm lăng, nhà vua lo lắng bèn triệu Sơn Thánh là con rể đến hỏi sách đối phó. Sơn Thánh tiến cử hai ông Cao Sơnv và Quý Minh làm tướng quân, đem quân đi tuần phong các đạo, khuếch trương thanh thế. Nhà vua cho hai ông làm tả hữu tướng quân cùng Sơn Thánh đi tuần ở hai đạo Tây Bắc. Hai ông nhận lệnh chỉ huy đạo quân thủy, bộ lập đồn để đối phó với giặc Thục. Sau khi đem quân tiến đánh đồn giặc Thục ở đạo Kinh Bắc giành thắng lợi lớn, hai ông trở về kinh thành được nhà vua mở đại tiệc, gia phong tướng sỹ đồng thời cấp thực ấp ở phủ Đoan Hùng cho được thờ phụng, thần hiệu của hai ngài là: "Thượng đẳng Tôn thần"

Trải qua các triều đại phong kiến, thần Cao Sơn, Quý Minh luôn được các nhà vua tôn phông và ban cấp sắc phong, mỹ tự.

Đến Triều Nguyễn, vị thần Cao Sơn đã được vua ban cấp sắc phong (sắc phong đã bị mờ chữ nên không rõ đời vua Nguyễn nào) phong tước vị "Tĩnh trấn - Quảng Hậu, hùng tuấn - Trác Vĩ - Thành Hoàng Cao Sơn thượng đẳng thần" và ban cho làng Đồng Rôm, thuộc phủ Đoan Hùng được lập đình thờ phụng ngài như xưa.

Ngoài thờ Thượng Đẳng Thần Cao Sơn Đại Vương, tại đình Đông Rôm còn phối thờ vị Mẫu Bà Bạch Hoa Công Chúa. Theo tương truyền trong nhân gian kể lại rằng: bà là con gái cả của vua Hùng, người đã có công dạy dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. "Nền tảng tâm linh của tín ngưỡng thờ Mẫu là ý thức của người nông dân Việt Nam cầu mong ở đất đai một mùa màng tươi tốt". Bởi vậy việc thờ Mẫu Bà Bạch Hoa Công Chúa ở đình Đồng Rôm nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân địa phương. Nơi gửi gắm niềm tin tinh thần vào đấng thần linh "Thánh Mẫu".Nhờ sêu lực của bà mà ban cho nơi đây một cuộc sống yên bình, " Dân khang vật thịnh", mưa thuận gió hòa, có được vụ mùa bội thu " Phong đăng hòa cốc"

Trong không gian văn hóa tín ngưỡng của cư dân miền núi phía bắc, ngoài những vị thần Cao Sơn Đại Vương, Bạch Hoa Công Chúa, đình Đồng Rôm 1 còn thờ các vị thần bản địa: Thần núi ( Núi Nghiêm, núi Là, núi Man, núi Thần ). Được nhân dân thờ phụng cầu mong các vị thần luôn che chở , đem lại sự bình yên, ấm no cho nhân dân.

Đình Đồng Rôm, xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn là ngôi đình được dựng vào thời Nguyễn (khoảng đầu thế kỷ XIX) để thờ các vị thần Thành hoàng làng Cao Sơn Đại Vương và Mẫu bà Bạch Hoa Công Chúa.

Trải bao thăng trầm biến thiên của lịch sử dân tộc cùng sự tác động của tự nhiên, đến nay ngôi đình Đồng Rôm mà người xưa đã dựng lên để thờ phụng các vị thần Thành hoàng Làng vẫn được nhân dân thôn Đồng Rôm 1, Đồng Rôm 2, Gò Chè duy trì.

Qua quá trình nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu chính sử do các triều đại phong kiến để lai cũng như nguồn thư tích cổ. đến nay, vẫn chưa tìm thấy nguồn ghi chép về sự ra đời của đình Đồng Rôm. Việc nghiên cứu cgur yếu dựa trên nguồn văn hóa dân gian được lưu truyền trong Nhân Dân.

Hình ảnh về vị Cao Sơn Đại vương được thờ phụng tại ngôi đình Đồng Rôm được lưu truyền từ đơi này sang đời khác đã được người dân nơi đây khoác lên tấm áo truyền thuyết về một người anh hùng, một vị tướng đã có công giúp vua Hùng Vương đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi đất nước.

Trong không gian văn hóa của vùng trung du miền núi phía Bắc, thần núi là vị thần tối thượng, tối linh, là vị thần bảo trợ cho con người có được một cuộc sống bình yên "Dân khang vật thịnh". Đối với cư dân Lạc Việt tín ngưỡng thờ Sơn thần đã có từ ngàn đời theo quan niện của Tô tem giáo như: Tản Viên Sơn Thánh, Cao Sơn, Quý Minh...đó là các nhiên thần (các vị thần tự nhiên), là những anh hùng văn hóa có  công lao tạo thiên lập địa đã được các sử gia của các triều đại phong kiến thêu dệt nên thành những truyền thuyết ly kỳ và đẩy các vị thánh về cõi xa mờ của lịch sử (đó là tính huyền thoaijhoas lịch sử của nhân vật).

Truyền thuyết về Cao Sơn Đại Vương đã được lưu truyền khá phổ biến trong dân gian vùng Trung du miền núi phía Bắc.

Tương truyền đời vua Hùng Vương thứ 18 (Duệ Vương) đóng đô ở sông Bạch Hạc, Việt Trì lấy quốc hiệu là Văn Lang, Quốc đô hiệu gọi là thành Phong Châu. Vua là vị đại lược hùng tài, thông minh thánh triết kế thừa tổ tông bồi đắp cơ đồ thịnh vượng 17 đời, bên trong tu sửa văn đức, bên ngoài phòng bị biên cương dốc sức hưng bình giữ bình yên trong nước. Lúc đó ở động Lăng Sương, đạo Sơn Tây có ông họ Trương (húy là Long) vợ là Nguyễn Thị Hiền nhà nghèo làm nghề kiếm củi tính tình siêng năng, luôn làm việc thiện. Cả hai vợ chồng đức độ hơn người nhưng tuổi đã cao mà vẫn chưa có con, một đêm vào khoảng canh ba, bà nằm mơ điềm lành, từ đó mang thai. Ngảy 4 tháng Giêng bà sinh ra hai người con trai tư chất thông minh, dung mạo khác lạ. Ông biết đó là thần nhân giáng thế nên vô cùng yêu quý bèn đặt tên hai con là Cao Sơn và Quý Minh. Hai ngài lên 7 tuổi đã đi học, 16 tuổi thì thiên tư cao vợi, học lực thông minh, thuộc lòng binh thư, đứng đầu võ lược... người đời gọi là thần đồng.Năm các ông 22 tuổi thì cha mẹ đều qua đời.

Năm 25 tuổi, hai ông được đạo Sơn Tây tiến cử nhân dịp nhà vua xuống chiếu đến khắp các châu, quận tìm người tài năng, văn võ song toàn, học vấn sâu rộng. Nhà vua nhận thấy tài chí của hai ông Cao Sơn và Quý Minh không ai sánh kịp, sau hai năm đã được phong là chỉ huy sứ tả hữu tướng quân.

Lúc này cơ đồ nhà Hùng có nguy cơ bị giặc xâm lăng, nhà vua lo lắng bèn triệu Sơn Thánh là con rể đến hỏi sách đối phó. Sơn Thánh tiến cử hai ông Cao Sơnv và Quý Minh làm tướng quân, đem quân đi tuần phong các đạo, khuếch trương thanh thế. Nhà vua cho hai ông làm tả hữu tướng quân cùng Sơn Thánh đi tuần ở hai đạo Tây Bắc. Hai ông nhận lệnh chỉ huy đạo quân thủy, bộ lập đồn để đối phó với giặc Thục. Sau khi đem quân tiến đánh đồn giặc Thục ở đạo Kinh Bắc giành thắng lợi lớn, hai ông trở về kinh thành được nhà vua mở đại tiệc, gia phong tướng sỹ đồng thời cấp thực ấp ở phủ Đoan Hùng cho được thờ phụng, thần hiệu của hai ngài là: "Thượng đẳng Tôn thần"

Trải qua các triều đại phong kiến, thần Cao Sơn, Quý Minh luôn được các nhà vua tôn phông và ban cấp sắc phong, mỹ tự.

Đến Triều Nguyễn, vị thần Cao Sơn đã được vua ban cấp sắc phong (sắc phong đã bị mờ chữ nên không rõ đời vua Nguyễn nào) phong tước vị "Tĩnh trấn - Quảng Hậu, hùng tuấn - Trác Vĩ - Thành Hoàng Cao Sơn thượng đẳng thần" và ban cho làng Đồng Rôm, thuộc phủ Đoan Hùng được lập đình thờ phụng ngài như xưa.

Ngoài thờ Thượng Đẳng Thần Cao Sơn Đại Vương, tại đình Đông Rôm còn phối thờ vị Mẫu Bà Bạch Hoa Công Chúa. Theo tương truyền trong nhân gian kể lại rằng: bà là con gái cả của vua Hùng, người đã có công dạy dân trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. "Nền tảng tâm linh của tín ngưỡng thờ Mẫu là ý thức của người nông dân Việt Nam cầu mong ở đất đai một mùa màng tươi tốt". Bởi vậy việc thờ Mẫu Bà Bạch Hoa Công Chúa ở đình Đồng Rôm nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân địa phương. Nơi gửi gắm niềm tin tinh thần vào đấng thần linh "Thánh Mẫu".Nhờ sêu lực của bà mà ban cho nơi đây một cuộc sống yên bình, " Dân khang vật thịnh", mưa thuận gió hòa, có được vụ mùa bội thu " Phong đăng hòa cốc"

Trong không gian văn hóa tín ngưỡng của cư dân miền núi phía bắc, ngoài những vị thần Cao Sơn Đại Vương, Bạch Hoa Công Chúa, đình Đồng Rôm còn thờ các vị thần bản địa: Thần núi ( Núi Nghiêm, núi Là, núi Man, núi Thần ). Được nhân dân thờ phụng cầu mong các vị thần luôn che chở , đem lại sự bình yên, ấm no cho nhân dân.

Hiện nay vẫn chưa tìm thấy nguồn thư tịch, tài liệu thành văn nào nói về việc xây dựng đình Đồng Rôm. Nhưng qua lời kể của các cụ cao niên trong làng cùng vơi những hiện vật còn lưu giữ được và hệ thống cây cổ thụ vài trăm năm tuổi tại đình có thể đoán định được ngôi đình Đồng Rôm được xây dựng muộn nhất là vào đầu thời Nguyễn ( thế kỷ XIX ).Khoảng từ 1.800 đến - 1.830, có kiến trúc hình chữ Đinh (J). Cửa đình quay theo hướng đông Nam, nhìn ra một khoảng không gian rộng lớn, thoáng mát. Theo quan niệm của người xưa, hướng Tây và hướng Nam là hướng của các bậc thánh nhân, nơi đấng thần linh ngự trị. Vì vậy, các di tích tôn giáo của người Việt đều quay theo hướng Tây hoặc hướng Nam và đông Nam.

Ngôi đình xưa được dựng trên một khu đất cao và tương đối bằng phẳng, đây là thiết chế văn hóa tôn giáo và tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng làng. Bởi vậy, cũng như bao ngôi đình làng trung du miền núi khác ở Việt Nam, đình Đồng Rôm đươc dựng theo thuyết phong thủy của người xưa " Tiền minh đường, hữu hậu chẩm". Phía trước là không gian thoáng mát, (nơi tụ thủy tụ phúc - mong làm ăn được phát đạt), lưng dựa đàu vào dãy đồi Biêu vững chãi. Xung quanh đình có nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi thể hiện sự trường tồn bền chắc trước đất trời tạo cho quang cảnh nơi đây vẻ uy nghiêm u tịch và thiêng liêng. Ngôi đình được dựng với kiến trúc nhà sàn theo kiểu chữ đinh "J" (dân gian gọi là kiểu chuôi vồ), ngôi đình gồm hai dãy nhà nối liền với nhau: nhà Đại đình là dãy nhà gỗ ba gian nằm dọc theo hướng đông Nam, gian Hậu cung là một dãy nhà ngang có chiều dài lớn hơn chiều rộng của gian Đại đình và dựng sát vào đầu phía trong của gian Đại đình tạo thành hình chữ Đinh. Nhà Đinh mái lợp lá cọ, chiều dài 12m, chiều rộng 7m, trên bờ dải, bờ guột không trang trí giông phụng, hoa văn. Đình không có tường chịu lực mà toàn bộ sức nặng của ngôi đình đều dựa vào bộ khung gỗ với sự liên kết ba chiều như xà, kèo, cột cùng với các chốt mộng. Đình có hệ thống sàn gỗ, chiều cao của sàn gỗ cách nền đất khoảng 50cm, xung quanh có hệ thống ván thưng cao khoảng 70cm. Trong đình có 3 bộ cột chính dài 6,4m đường kính 40cm và 7 bộ cột phụ dài khoảng 4,5m đường kính 25cm đều được kê trên các tảng kê chân cột. Toàn bộ hệ thống các tảng kê chân cột của đình bằng chất liệu đá xanh và đá ong với kích cỡ khác nhau, tảng kê nằm ngay dưới ván sàn, không có hoa văn. Những chân tảng đá ngoái chức năng kỹ thuật chống mối mọt, ẩm mốc, chống lún cho các cột của đình còn mang ý nghĩa âm dương giao hòa. Đình Đông Rôm có hệ thống bẩy nghé, một được làm khá đơn giản, các dải hoành được làm bằng tre ngâm, các khoảng hoành được phân bố theo kiểu "Thượng tứ hạ ngũ" theo quan niêm "Sinh lão mệnh tử".

Khác với những ngôi đình làng ở miền xuôi, trung tâm của đình là nơi thờ cúng Thần Thành Hoàng làng. Ở đình Đồng Rôm, nơi thờ Thần Thành Hoàng làng được đặt ở gian cuối theo chiều dọc của ngôi đình. Hậu cung thờ thần Thành Hoàng làng là một dãy nhà ngang được xây dựng theo kiểu gác lửng cao hơn nền đình khoảng 1,5m gồm ba ban thờ: Ban giữa đặt ngai thờ vị Đại Thần Vương Cao Sơn, ban bên trái thờ Mẫu Bà Bạch Hoa Công Chúa, ban phía bên phải thờ các vị thần linh chúa đất, phía bên ngoài nhang án đặt bát hương, mâm bồng dựng đồ tế lễ, đài nước, đài rượu, ống hương, giá nến. Đây là vị trí trung tâm của ngôi đình, bởi vậy nhang án được chau truốt khá tỷ mỷ và cẩn thận. Phía ngoài nhang án là một mảnh phù điêu (hoành phi) "Lưỡng Long chầu nhật", hai bên là hai câu đối mang phong cách Nguyễn muộn. Đây là một mô típ trang trí khá quen thuộc và phổ biến ở các đình làng Việt Nam.

Đến năm 1983, do hoàn cảnh kháng chiến, đời sống của người dân còn khó khăn, một phần phải chịu sự tàn phá của khí hậu nhiệt đới ẩm. Vì vậy, ngôi đình Đồng Rôm không được chăm lo sửa sang hương khói thờ cúng nên đã mục nát, hư hỏng và đổ sập hoàn toàn.

Năm 1984, đình Đồng Rôm được phục dựng trên nền của ngôi đình xưa với diện tích khoảng 80m2. Ngôi đình được dựng lại theo đúng nguyên mẫu của ngôi đình xưa, chỉ khác là gian hậu cung không làm bằng gỗ mà dược xây bằng gạch trát vữa, mái lợp lá cọ. Khi mới xây dựng lại đình có hệ thống sàn gỗ và ván thưng bao quanh, đến năm 1996, để thuận tiện cho việc tổ chức lễ hội, họp làng nhân dân địa phương đã tháo và dỡ bỏ.

Năm 1997, đình tiếp tục được trùng tu xây dựng. Công trình kiến trúc mới được xây dựng là một tòa hậu cung khang trang nằm bên cạnh ngôi đình cũ bằng xi măng, cốt thép. Tòa kiến trúc xây theo kiểu giả gỗ, lợp ngói, trong cùng là hậu cung đặt ba bàn thờ, ban giữa thờ vị thần Thành Hoàng Đại Vương Cao Sơn được trang hoàng lộng lẫy. Trên cao đặt long ngai và bài vị của thần, dưới đặt mâm bồng bầy lễ vật cúng tế, hai bên là hai ống hương, ba đài rượu, hai giá nến, đài trầu nước. Trên tường, nơi trung tâm của hậu cung được trang trí đắp nổi hình " Hổ phù ngậm mặt trăng". Phía trước đỉnh cao nhất của tòa hậu cung treo một tấm hoành phi lớn viết bẩy chữ mang nội dung:

"Truyền cổ nhập chính tòng cổ lai" (Những điều chính nghĩa được lưu truyền từ xưa đến nay)

Ban thờ bên trái của gian hậu cung thờ vị Mẫu Bà Bạch Hoa Công Chúa, trên cao đặt tượng Mẫu Bà, hai bên là tượng hai tiểu đồng theo hầu bà. Bên dưới đặt mâm bồng để đồ tế lễ, hai bên là hai giá nến, hai ống hương, ba đài rượu. Ban bên phải của hậu cung là nơi đặt bàn thờ các vị thần linh, chúa đất linh hiển phù hộ cho đân làng được mùa màng tươi tốt, cuộc sống bình yên, dân khang vật thịnh. Ở ban thờ này cũng đặt một mâm bồng bày lễ vật cúng tế, hai bên đặt ống hương, giá nến, đài rượu.

Ngăn giữa ba ban bàn thờ là hai cột giả gỗ, trên hai cột treo hai câu đối:

" Nguy nga thiên đình cổ" ( Ngôi đình nguy nga có từ ngàn năm)

" Quốc tộ tại dân tâm" ( Vận nước chính là ở trong nhân dân)

Những chi tiết này nay đã mất do không được duy tu thường xuyên.

Đình Đồng Rôm là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân địa phương. Hàng năm, các ngày lễ hội được nhân dân trong làng tổ chức trang trọng thu hút được đông đảo nhân dân trong vùng đến tham dự.

1- Lễ hội lớn nhất trong năm được tổ chức vào ngày 06 tháng giêng (âm lịch). Làng tổ chức lễ hội đầu xuân dâng yến tiệc tế thần tưởng nhớ công ơn của các thần Thành Hoàng và cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt. Trong những ngày lễ hội, người dân trong làng tập trung tổ chức tế lễ, hội hè và tổ chức các trò chơi dân gian.Trong lễ hội làng áp dụng tục "Lợn lượt" tức là mỗi năm có một nhà nuôi một con lợn khoảng 50 đến 60 cân nộp cho làng. Lợn là nuôi phải là loại lợn đen, thịt nhiều nạc, chuồng nuôi lợn phải ở nơi cao ráo, được quét dọn thường xuyên, thức ăn cho lợn là cám ngô và các loại rau được rửa sạch sẽ. Một nhà khác sắm lễ " hương đảng", tức là nuôi một con gà sống thiến làm thịt và thổi một mâm xôi dâng làm đồ tế lễ, gà trống thiến phải nuôi bằng bột ngô, trong khi nuôi phải nhốt trong lồng kín. Sáng ngày 06 tháng giêng, làng tổ chức ban tế để tiến hành các nghi lễ tại đình. Trong tế lễ, có lễ rước kiệu mang lọng, cờ và tổ nhạc đi theo đón lễ từ các gia đình nộp đưa gia đình. Sau phần lễ, đến phần hội náo nhiệt. Dân làng tổ chức các trò chơi dân gian như đẩy gậy, kéo co, đánh đu, leo cầu kiều, chọi trâu, chọi gà.

2- Lễ hạ điền được tổ chức vào tháng 5 âm lịch hàng năm. Sau phần lễ tạ đình, nhân dân tổ chức các trò chơi phản ánh những công việc mùa vụ như: cày bừa, cấy lúa... với mong muốn mùa màng tươi tốt bội thu, cuộc sống no đủ.

3- Sau khi thu hoạch mùa màng, ngày 12 tháng 9 (âm lịch) tổ chức lễ hội cúng thần cơm mới. Người dân trong làng làm mâm cơm dâng tiến Đại Vương, đón xa giá hoàng cung để phù hộ cho bản xã; cầu thần ban cho dân làng được "phong đăng hòa cốc, mùa màng tươi tốt", muôn nơi đều được phù hộ, chở che, dân chúng đều được giàu sang no ấm.

4- Ngày 25 tháng chạp (tháng 12 âm lịch), dân làng mở tiệc "Phong Mã" tại đình. Đây là lễ hóa vàng cúng hết năm cho các thần hoàng và cầu mong các thần phù hộ che chở, ban cho một năm mới mùa màng bội thu, dân khang, vật thịnh.

Nhân dân địa phương và du khách thập phương tham gia Lễ hội Đình làng Đồm Rôm

Từ bao đời nay ngôi đình Đồng Rôm đã có một vị trí vững chắc trong tâm thức của con người dân nơi đây, là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng làng xã. Các lễ hội diễn ra tại đình Đồng Rôm mang tính cố kết cộng đồng cao, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống tâm linh của người dân địa phương. Đình Đồng Rôm thể hiện tính nhân văn, nhân bản sâu sắc của con người trong mối quan hệ ứng sử giữa thiên nhiên và con người, phản ánh tín ngưỡng dân dã bản địa cư dân nông nghiệp lúa nước, ẩn chứa trong đó những giá trị vưn hóa truyền thống đặc trưng.

 Với ý nghĩa lịch sử và tầm quan trọng của di tích, UBND tỉnh Tuyên Quang đã ra Quyết định số 531/QĐ- UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh Tuyên Quang xếp hạng di tích đình Đông Rôm, xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang là di tích cấp tỉnh, đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh thanh phối hợp với chính quyền  địa phương quản lý, bảo vệ và phát huy  giá tri di tích./.

Minh Ngọc

Tin cùng chuyên mục